Từ ngày 18 - 20.10,ăngcườngvịthếthúcđẩykinhtếgiá cà phê Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Ả Rập Xê Út và dự Hội nghị cấp cao lần đầu tiên giữa ASEAN - Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC).
Ở chiều ngược lại, VN cũng đón lãnh đạo, quan chức cấp cao một số nước viếng thăm như Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin từ ngày 15 - 16.10, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar từ ngày 15 - 17.10.
Trong số các nước trên, Pháp là đối tác chiến lược của VN, rồi cả Trung Quốc, Nga và Ấn Độ thì đều là đối tác chiến lược toàn diện của VN. Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN - GCC, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã gặp gỡ lãnh đạo nhiều nước. Trong cuộc gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận phương hướng tiến tới nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Loạt hoạt động đối ngoại nói trên dù chỉ diễn ra trong một tuần nhưng tiếp tục thể hiện rất nhiều ý nghĩa về việc VN không ngừng tăng cường quan hệ với nhiều nước theo chiều hướng đa dạng về đối tác lẫn khu vực. Bên cạnh đó, VN cũng thể hiện vừa nhấn mạnh tính nhất quán trong chính sách và sự sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới. Như phát biểu tại BRF 3, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã khẳng định VN luôn ủng hộ các sáng kiến có lợi cho hòa bình, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hay phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN - GCC, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh sự ủng hộ, đóng góp của VN để tăng cường phát triển quan hệ ASEAN - GCC vốn đều là các khối đóng vai trò trung tâm ở hai khu vực quan trọng trên trường quốc tế.
Xuyên suốt các hoạt động đối ngoại quan trọng như vậy, kinh tế luôn là trụ cột quan trọng mà các lãnh đạo VN đưa ra khi đề xuất các giải pháp tăng cường hợp tác, dựa trên nền tảng quan hệ các bên cùng có lợi và tuân thủ luật pháp quốc tế. Các đề xuất tăng cường hợp tác kinh tế cũng được vạch rõ bằng những định hướng chi tiết về kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo xu thế chung của thế giới. VN cũng đang theo đuổi xu thế này bằng những chiến lược phát triển cụ thể.
Việc chia sẻ những lợi ích chung trong định hướng chung là cách tốt nhất để mở rộng quan hệ hợp tác, đồng thời tác động tương hỗ củng cố các quan hệ sẵn có, khẳng định vị thế quốc gia, hạn chế sự ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc. Đó là sự tác động lẫn nhau giữa chính sách đối ngoại và thúc đẩy hợp tác để phát triển kinh tế.
Thực tế, hợp tác thương mại và giao thương của VN ngày càng được tăng cường, mở rộng bằng những kết quả cụ thể, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đó là câu trả lời thiết thực để minh chứng cho hiệu quả từ chính sách đối ngoại của VN thời gian qua và củng cố thêm niềm tin đất nước sẽ gặt hái thêm nhiều thành tựu.